Phân tích chứng khoán Việt Nam – VNI cập nhật 16/03/2023

Phân tích chứng khoán VN thông qua chỉ số VNINDEX cập nhật 15/08/2023

Tháng 3 vốn là tháng chuyển giao của đất trời. Nó là lúc cái rét của mùa đông chưa lùi hẳn lại phía sau, và cái nắng hè mới chỉ lấp ló. Thị trường tài chính còn thất thường hơn thế nữa. Lúc thì lạnh như mùa đông, khi lại đầy hừng hực khí thế.

1 tháng phải update 3 lần kế hoạch trung hạn, thật là 1 điều hiếm thấy. Gia Cát Lượng từng nói: “Con đường ta tự chọn có gì mà khó khăn đâu, đi vào lúc thời thế không thuận lòng người nên trời xuân ta xuân, trời hạ ta hạ, có gì mà khó khăn đâu”. Vốn dĩ ta muốn bình an, nhưng đất trời nào như ý. Do vậy cũng đành thuận theo ý trời.

Các yếu tố cần xem xét khi phân tích CKVN

Để đánh giá toàn cảnh diễn biến của CKVN chúng ta cần đánh giá đồng thời nhiều yếu tố. Kết hợp chúng lại và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

  1. Diễn biến từ các thị trường có ảnh hưởng rất lớn, có tính dẫn dắt: Quan trọng bậc nhất là Mỹ, sau đó là EU và Trung Quốc. Chúng bao gồm 3 loại dữ liệu: Chính sách điều hành kinh tế, Tình hình kinh tế thực tế và diễn biến trên TTCK.
  2. Tình hình kinh tế trong nước thông qua 2 dữ liệu: Chính sách điều hành và kết quả sản xuất, kinh doanh
  3. Các yếu tố có tác động trực tiếp tới TTCK: Việc thêm mới, rút vốn của các quỹ đầu tư. Việc mua bán hàng ngày của quỹ ngoại. Việc mua bán lớn của các tổ chức cá nhân trong nước. Các hoạt động liên quan tới các cá nhân có ảnh hưởng lớn tới TTCK.
  4. Đồ thị kỹ thuật (Cả VN và TT có ảnh hưởng nhất là Mỹ qua chỉ số SP500)

Việc chỉ nhìn vào một chỉ số có thể khiến bạn có cái nhìn phiến diện. Tổng quan sự đánh giá sẽ giúp chúng ta có lựa chọn cân bằng, hợp lý nhất.

Diễn biến từ thị trường quốc tế

Thị trường quốc tế ảnh hưởng tới thị trường VN thông qua 2 cách:

  • Diễn biến kinh tế quốc tế tác động tới VN
  • Tâm lý chung lan tỏa, nó là điều xảy ra chung với các TTCK. Không TTCK nào không bị ảnh hưởng (có thể ở mức độ nhẹ) khi các thị trường lớn biến động mạnh.

Diễn biến từ thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ có 3 dữ liệu:

  1. 3 ngân hàng nhỏ bị đóng cửa – Sức ảnh hướng còn rất nhỏ
  2. Các ngân hàng lớn cũng đang “rủi ro”, nhưng chưa tới mức có nguy cơ sụp đổ. Ý 1 và 2 đã được giải thích chi tiết ở bài này: Toàn cảnh các ngân hàng Mỹ. Nguy cơ rủi ro xảy ra trong tương lai gần được đánh giá là nhỏ.
  3. Một số ngân hàng đang trong tình trạng rủi ro rất cao

Các ngân hàng ở Mỹ đang trong trạng thái rủi ro

Chúng bao gồm (Theo BCTC cuối 2022):

  • First Republic Bank: Mã CP: FRC / Tài sản 212 tỷ, vốn chủ sở hữu 17 tỷ. Quy mô tương đương với SVB, hạng 17 – 18
  • UBM Financial Corporation: Mã CP UMBF / Tài sản 38 tỷ, vốn chủ sở hữu 2.7 tỷ – Hạng nhỏ, không đáng kể.
  • Zions Bancorp: Mã CP: ZION / Tài sản 89 tỷ, vốn chủ sở hữu 4.9 tỷ. (Không trong hệ thống xếp hạng, ước tính khoảng 39)
  • Western Alliance Bank: Mã CP Wal / Tài sản 67 tỷ, Vốn chủ sở hữu 5.3 tỷ (Hạng 44)
  • Wintrust Financial: Mã CP: WTFC / Tài sản 52 tỷ, Vốn chủ sở hữu 4.9 tỷ (Hạng 53)
Giá cổ phiếu First Republic Bank, một trong những ngân hàng rủi ro bị Moody hạ tín nhiệm
Giá cổ phiếu First Republic Bank, một trong những ngân hàng rủi ro bị Moody hạ tín nhiệm

Không có NH trong số chúng là NH rất lớn. Nhưng chúng cũng không phải nhỏ. Nếu cộng cả với Silvergate, SVB, Signature Bank đã đóng cửa nữa tổng quy mô khoảng 1000 tỷ đô tài sản. Số tiền vốn hóa thực lỗ khoảng 100 tỷ đô, cũng khá đáng kể.

So với toàn hệ thống ngân hàng Mỹ hiện nay: 23.000 tỷ đô tài sản và hơn 600 tỷ đô tiền lỗ chưa thống kê. Như vậy những ngân hàng đã và đang gặp vấn đề nghiêm trọng chiếm khoảng 4% toàn hệ thống ngân hàng Mỹ.

Đánh giá tính ảnh hưởng

Tương tự với sự kiện 3 ngân hàng đã ra đi, thêm 5 ngân hàng nữa ra đi cũng chưa khiến nước Mỹ sụp đổ. Điều đáng ngại hơn là nó phơi bày vấn đề rất lớn đang diễn ra các các ngân hàng Mỹ. Bao gồm cả các ngân hàng lớn nhất chưa tới mức nguy cấp. 5 ngân hàng trên có thể ra đi bất cứ khi nào, nó như một mối hiểm họa luôn treo đầu. Tâm lý các nhà đầu tư cũng vì vậy mà luôn tiêu cực theo. Con số thống kê lúc đó sẽ là 8 ngân hàng. Trong 1 tháng 8 ngân hàng, tổng tài sản 1000 tỷ đô sụp đổ đương nhiên không thể cho cảm giác: Hệ thống ngân hàng và tài chính vẫn khỏe mạnh.

Như vậy, dữ liệu này là thông tin có tính tiêu cực cao cho thị trường.

Trong thời gian tới, H.P sẽ có bài đánh giá từng ngân hàng trong danh sách 5 NH trên và các vấn đề của nó. Khi nhìn vào cốt lõi khiến nó rủi ro hay sụp đổ, ta sẽ nắm được mức độ ảnh hưởng.

Ngoài lĩnh vực ngân hàng, các lĩnh vực khác ở TTCK Mỹ diễn ra bình thường, không có thay đổi mang tính đột biến.

Diễn biến từ thị trường châu Âu

Chúng ta có 3 vấn đề cần đánh giá:

  • Câu chuyện Credit Suisse có nguy cơ phá sản
  • Rủi ro thua lỗ từ danh mục đầu tư trái phiếu chính phủ (Tương tự cách mà các NH ở Mỹ đang thua lỗ)
  • Rủi ro từ hoạt động kinh doanh, đầu tư

Nội dung đã bị khóa.

Dành cho tài khoản Premium (Platinum & Investor).

Nếu bạn đã đăng nhập nhưng vẫn hiển thị form này, vui lòng nâng cấp tài khoản.

Hoài Phong.

Related Articles

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x